Tin vắn

Bảo quản thức ăn đã nấu chín an toàn với 5 cách cực đơn giản sau

Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chỉ ra rằng, thức ăn đã nấu chín chỉ an toàn trong vòng 2h sau khi được nấu chín và dễ hư hỏng nếu ở nhiệt độ cao và không được bảo quản một cách hợp lý. Bài viết dưới đây sẽ thông tin cho bạn đọc một vài cách bảo quản thức ăn đã nấu chín an toàn và hiệu quả.


Thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu là thời gian an toàn

1 Thời gian tối đa cho thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu?

Thiết bị tủ lạnh ra đời không chỉ là để làm đá hay bảo quan, dự trữ thực phẩm sống mà ngay cả những món ăn chín, đã qua chế biến, dưới đây là một số loại thực phẩm chín thông dụng của ẩm thực Việt mà chúng ta thường bảo quản trong tủ lạnh và thời gian an toàn để bảo quản chúng:

Thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu là thời gian an toàn

Thời gian để các loại giò, chả, xúc xích, dăm bông để trong tủ lạnh an toàn
Thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu với các loại đồ ăn nhanh? Với nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh từ 4 đến 8 độ C, làm chậm lại sự phát triển của vi khuẩn gây hại, các loại thức ăn nhanh như giò, chả, xúc xích, dăm bông, thịt hun khói… đã qua chế biến có thể để được trong thời gian từ 4 - 6 ngày bình thường, nếu bảo quan thức ăn nấu chín để ngăn đá được bao lâu - thời gian có thể đến từ 8 - 10 ngày.

Vì tủ lạnh chỉ có thể hỗ trợ bảo quan làm chậm sự phát triển của ví khuẩn mà không thể tiệt trùng hay diệt khuẩn nên qua những mốc thời gian trên nếu bạn không dùng đến chúng hãy bỏ đi, việc bạn tiếc và sử dụng lại các loại thực phẩm này có thể mang đến nhiều nguy cơ gây các bệnh nguy hiểm.

Thịt kho để tủ lạnh được bảo lâu?
Các loại thịt đặc biệt là thịt kho, cá kho là những món nấu 2 lửa sẽ ngon hơn nên người Việt thường có thói quen kho qua một lần và để tủ lạnh, hôm sau kho lại những lại không biết  thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu với món thịt kho này.

Thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu là thời gian an toàn

Thời gian cho các món thịt kho, cá kho để trong tủ lạnh an toàn có thể đem dùng lại chỉ từ 1 - 2 ngày, qua thời gian này, dù bạn chó đem nấu với lửu lần hai cũng không đảm bảo an toàn và độ ngon.

Bên cạnh đó, thông thường, các loại thịt bò, gà, heo đã nấu chín chỉ bảo quản được trong tủ lạnh từ 1-2 ngày.  Các loại bít tết, thịt quay để tủ lạnh: 3 – 5 ngày. Thịt muối để tủ lạnh 7 ngày, Hotdog để tủ lạnh 1 tuần nếu đã mở gói, 2 tuần nếu chưa mở gói..

>> Xem thêm về các mẫu tủ hâm nóng thức ăn giá tốt trên thị trường hiện nay.

Bảo quản các loại ngũ cốc trong tủ lạnh được bảo lâu
Ngủ cốc không chỉ nói riêng các loại hạt sống như ngô, đậu, điều… mà còn cả những loại đã qua chế biến khác như các loại bánh mỳ, bánh ngọt, bánh chuối nướng, bánh pancake hay bánh quy đều là những món ăn rất quen của người Việt.

Thời gian bảo quan thức ăn nấu chín với các loại ngũ cốc này chỉ nên để trong vòng 1 ngày, và dù đồ chưa bị hỏng chúng cũng sẽ không còn vị ngon nếu để sang ngày thứ 2.

Thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu là thời gian an toàn

Các sản phẩm từ Sữa để được trong tủ lạnh bảo lâu
Thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu cũng bao gồm cả những sản phẩm làm từ sữa như các loại pho mát, bơ, bánh sữa… trong đó:

Các loại pho mát bào nhỏ để tủ lạnh được 1 tháng.

Các loại pho mát miếng cứng: để tủ lạnh được 2 tuần.

Các loại pho mát mềm: Để tủ lạnh: đã mở gói từ 3 – 4 tuần, chưa mở gói: 6 tháng

Bơ: Để tủ lạnh được 2 – 3 tháng. Để đóng đá: 6 – 9 tháng

Sữa để tủ lạnh được 7 ngày.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm từ sữa được nhà sản xuất in rõ trên bao bì hạn sử dụng đối với trường hợp chưa mở lắp và đã mở lắp rất rõ ràng, chúng ta có thể căn cứ vào những thông tin đó để bảo quản thức ăn đã nấu chín và các sản phẩm đã qua chế biến với thiết bị tủ lạnh.

Thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu là thời gian an toàn

2 Những nguyên tắc bảo quản thức ăn chín để trong tủ lạnh nhất định phải biết

thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu còn phụ thuộc vào cách bạn bảo quản chúng như thế nào, dưới đây là một số nguyên tắc giúp bạn giữ đồ ăn được ngon và an toàn hơn trong thiết bị nhà bếp tủ lạnh.:

+ Bọc kín thức ăn trước khi cho bào tủ lạnh
Khi cho thức ăn chín vào tủ lạnh hãy bọc ni lông, màng bọc thức phẩm chuyên dụng hoặc cho vào hộp, nên để càng ít không khí lọt vào càng tốt.

+ Không để lẫn đồ chín với đồ sống
Tuyệt đối không để lẫn thức ăn chín và thực phẩm sống để tránh lây nhiễm lẫn nhau đồng thời hạn chế được mùi trong tủ lạnh.

+ Để thức ăn nguội hoàn toàn mới để vào tủ
Bảo quản thức ăn đã nấu chín muốn để trong tủ lạnh phải để nguội hẳn, nếu thức ăn còn nóng cho ngay vào nơi có nhiệt độ thấp sẽ biến chất, nhiệt độ cao trong thức ăn sẽ bị ngưng đọng thành hơi nước, thúc đẩy vi khuẩn có hại sinh trưởng dẫn đến gây độc cho toàn bộ thực phẩm trong tủ lạnh.

+ Nấu lại ngay thực ăn đã nấu chín khi bỏ trong tủ lạnh ra
Thức ăn chín trong tủ lạnh khi bỏ ra phải nấu lại ngay tránh vi khuẩn xâm nhập bởi thực tế bất cứ thực phẩm chín hay sống khi để trong tủ lạnh ra rất nhạy cảm với tất cả các loại vi khuẩn. Bên cạnh đó,  nhiệt độ trong tủ lạnh chỉ có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển mà không thể tiêu diệt được nó. Nếu khi ăn bạn không đun nấu lại sẽ gây bệnh trướng bụng khó tiêu, đi ngoài.

+ Tuân thủ thời gian để tủ lạnh cho các loại thức ăn chín
thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu đã được chúng tôi phân chia cụ thể ở phần một, người dùng không nên lưu trữ thức ăn quá lâu kể cả để ngăn đá. Tốt nhất chỉ nên lưu cho bữa sau như:  bữa sáng dùng cho bữa trưa, bữa trưa cho bữa tối, lâu nhất chỉ nên từ 5 – 6 tiếng..

+ Không nên cất các loại rau đã chế biến vào tủ lạnh
Khi xào nấu ở nhiệt độ cao có nêm muối, các vi khuẩn trong thức ăn sẽ phát triển nhanh tạo thành chất gây ung thư, rau thừa sẽ không tốt cho sức khoẻ cũng như người hay ăn các thực phẩm chế biến từ rau củ muối có khả năng bị ung thư dạ dày rất cao.

5 Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín an toàn.

1.Bảo quản thức ăn

Để đảm bảo món ăn được tròn vị, hãy dùng bữa ngay sau khi nấu. Đồ ăn còn dư hãy đem đun lại, để nguội và cho vào hộp đậy nắp kín rồi cất vào tủ lạnh để bảo quản cho bữa ăn tiếp theo. 

2. Bảo quản cơm

Với cơm, tốt nhất vẫn là nấu bữa nào dùng hết bữa nấy. Nhưng đôi khi vẫn có lúc dư và phải để lại, bạn hãy chú ý không để các loại món ăn khác dính vào phần cơm. Không dùng vá (thìa) xới cơm để múc thức ăn rồi lại xới cơm lần nữa. Cơm dùng xong để chỗ thoáng mát, đậy bằng rổ thưa hoặc cho vào tủ lạnh, ngăn mát.

3. Bảo quản trứng, thịt và hải sản

Các thực phẩm dễ hư thối như là trứng đã bóc vỏ, thịt, cá,... nên được sơ chế trước khi bảo quản trong tủ lạnh. Hầu hết thời gian an toàn để bảo quản thức ăn đã nấu chín là 4h - 6h để đảm bảo chất lượng thực phẩm không bị biến chất khi phải tiếp xúc lâu với không khí và các tạp chất ngoài môi trường.

4. Bảo quản sữa và đồ hộp

Các sản phẩm từ sữa và ngay cả những thực phẩm đã tiệt trùng hoàn toàn và được đóng hộp kín, nhưng một khi mở hộp ra, nó không còn vô trùng. Không khí chứa vô số vi khuẩn và nấm mốc, chúng dễ dàng xâm nhập bất kỳ môi trường thích hợp mà chúng gặp. Thực phẩm nấu chín là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn.

5. Một vài lưu ý khác

Tủ lạnh là phương pháp tối ưu để bảo quản thức ăn đã nấu chín, tuy nhiên tủ lạnh cũng cần có những hạn chế riêng mà bạn cần chú ý để giữ thực phẩm được tươi ngon nhất có thể.

Bạn không nên cho thức ăn còn nóng vào tủ lạnh luôn bởi thức ăn sẽ biến chất, nhiệt độ cao trong thức ăn sẽ ngưng đọng thành hơi nước, tạo điều kiện thúc đẩy vi khuẩn có hại sinh trưởng dẫn đến gây độc. Không những thế, nhiệt độ cao của thức ăn cũng ảnh hưởng đến khí gas trong tủ lạnh, làm tủ lạnh nhanh hỏng.

Đồ ăn để trong tủ lạnh tốt nhất không nên để quá lâu, chỉ nên bảo quản thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh tối đa 6h. Khi lấy thực phẩm tươi ra khỏi tủ lạnh nên chế biến ngay, không được để quá 4h.

Trong trường hợp không có tủ lạnh, hãy để món ăn trong nồi, chỗ mát mẻ, không để gần bếp lò hoặc những nơi dễ tỏa nhiệt. Không cho phần còn thừa vào nồi. Nếu cần bảo quản, phải nấu sôi món ăn trở lại, sau đó mở nắp cho mau nguội trước khi đem cất. Vào mùa nóng, thức ăn chưa dùng hết, hãy để chỗ mát, và đun sôi trở lại sau mỗi 6h trước khi dùng. Các món nộm, trộn gỏi làm xong dùng ngay, không để lại quá hai giờ (kể cả nếu được bảo quản trong tủ mát). 


Không có nhận xét nào