Inox 201 ou 304 - những điều cần lưu ý khi sử dụng?
Thép không gỉ là một loại vật liệu rất được ưa chuộng hiện nay. Trong đó, inox 201 là một trong những loại inox phổ biến nhất trên thị trường. Có rất nhiều thông tin xoay quanh loại inox này. Sau đây là 10 câu hỏi phổ biến nhất về inox 201.
Hiện nay inox được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày từ bồn chứa nước, đũa, bát, xoong nồi cho tới ruột đựng của các loại hộp cơm cắm điện. Để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về chất lượng của các sản phẩm inox 201, 304, chúng tôi xin đưa ra vài thông tin so sánh giữa inox 201 và inox 304 như sau.
1. Trong tình hình giá của Niken tăng liên tục thì những dòng Inox chứa hàm lượng Niken thấp, giá cả thấp và ổn định mang lại sự hấp dẫn thực sự. Và Inox 201 là một lựa chọn phù hợp, mác Inox ngày càng được dần chiếm được nhiều thị trường, những nơi mà Inox 304 và Inox 301 là lựa chọn chủ yếu. Inox 201 có giá cả thấp và ổn định là do dùng Magan để thay thế cho Niken
2. Giá cả:
– Trong tình hình giá của Niken tăng liên tục thì những dòng Inox chứa hàm lượng Niken thấp, giá cả thấp và ổn định mang lại sự hấp dẫn thực sự. Và Inox 201 là một lựa chọn phù hợp, mác Inox ngày càng được dần chiếm được nhiều thị trường, những nơi mà Inox 304 và Inox 301 là lựa chọn chủ yếu. Inox 201 có giá cả thấp và ổn định là do dùng Magan để thay thế cho Niken. Chính điều này làm cho Inox 201 có nhiều tính chất tương tự Inox 304 và có được bề ngoài giống như Inox 304.
– Như đã biết, thì Inox là một loại thép có chứa hơn 11% Chrom, chính vì điều này đã tạo cho Inox một lớp màng tự bảo vệ chống lại sự ăn mòn. Còn Niken được biết đến như là yếu tố chính mang lại sự ổn định cho pha Austenitic và khả năng gia công tuyệt vời cho Inox.
– Inox 304 có hàm lượng Niken tối thiểu là 8%. Trong các nguyên tố tạo thành Austenitc, thì có nhiều nguyên tố có thể thay thế được Niken để tạo ra khả năng chống ăn mòn. Ví dụ: Chrom (đây là nguyên tố chính tạo nên khả năng chống ăn mòn cho Inox), Mangan (cũng góp phần làm ổn định pha Austenitic), Nitơ cũng góp phần làm tăng độ cứng, Đồng (Cu) cũng góp phần làm ổn định pha Austenitic.
– Trong Inox 201, thì người ta sử dụng Magan như là nguyên tố chính để thay thế Niken theo tỉ lệ 2:1. Chúng ta có thể thấy theo thành phần hóa học như sau:
+ Inox 201: 4.5% Niken và 7.1% Mangan
+ Inox 304: 8.1% Niken và 1% Mangan
Với thành phần như thế này đã góp phần làm cho chi phí nguyên liệu thô của Inox 201 xuống rất thấp. Đây là lợi thế đầu tiên của 201.
3. Độ bền và khả năng gia công
– Khối lượng riêng của Inox 201 thấp hơn nhưng độ bền của Inox 201 cao hơn 10% so với Inox 304
– Do cùng khả năng dãn dài so với Inox 304, nên Inox thể hiện được tính chất tương tự như 304 trong quá trình uốn, tạo hình và dát mòng. Nhưng trong chừng mực nào đó thì Inox 304 vẫn dễ dát mỏng hơn và khi dát mỏng thì tiết kiệm năng lượng hơn Inox 201 (điều này là do sự ảnh hưởng của nguyên tố Mangan lên Inox 201, làm Inox 201 cứng hơn so với Inox 304)
4. Khả năng chống ăn mòn
– Khi so sánh thành phần hóa học (TPHH) của inox 201 và Inox 304 thì ta thấy hàm lượng Chrom của Inox 201 thấp hơn Inox 304 khoảng 2%. Chính vì điều này mà Inox 201 có khả năng chống ăn mòn thấp hơn Inox 304.
– Khả năng chống rỗ bề mặt được quyết định chủ yếu bởi hai nguyên tố Chrom và Lưu Huỳnh (S). Chrom giúp làm tăng khả năng chống ăn mòn, trong khi đó thì Lưu Huỳnh lại làm giảm khả năng chống ăn mòn. Trong TPHH thì 2 Inox này có cùng thành phần Lưu Huỳnh. Vì vậy khả năng chống rỗ bề mặt của Inox 201 là thấp hơn so với Inox 304.
Cách phân biệt inox sus 304 và inox sus 201
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại inox kém chất lượng, inox dễ bị hao mòn mang đến độ bền không cao.
Sử dụng những loại inox này để đựng bồn nước vô tình sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dùng. Do đó, có 2 cách để bạn có thể phân biệt và nhận biết rõ ràng như sau:
Nếu nhìn bằng mắt thường INOX304 thường có độ sáng bóng và bề mặt mượt min hơn so với inox SUS 201. Ngoài ra để nhận biết còn có nhiều phương pháp thử chuyên dụng khác nhau :
CÁCH THỬ INOX SUS 304 INOX SUS 201
Dùng Nam châm không hút nam châm hút nhẹ nam châm
Dùng axit không phản ứng có hiện tượng sủi bọt
Dùng thuốc thử chuyên dụng Có màu xanh có màu gạch
Còn một số loại inox khác có thể kể ra như:
INOX 316: Không nhiễm từ, chịu ăn mòn cao, có thể dùng trong mọi môi trường kể cả những môi trường đòi hỏi độ sạch rất khắt khe. Giá thành cao nên chỉ sử dụng trong một vài lĩnh vực đặc biệt.
INOX 202: Nhiễm từ, dễ bị ăn mòn, hoen gỉ, giá thành rẻ.
INOX 430: Nhiễm từ, dễ bị ăn mòn, hoen gỉ, giá thành rẻ.
Do những đặc tính tốt, giá thành hợp lý nên inox 304 và inox 201 được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực, chiếm phần lớn sản lượng thép không gỉ tiêu thụ trên thế giới.
Nhìn bằng mắt thường inox 304 có độ sáng bóng và bề mặt trơn mượt hơn inox 201. Ngoài ra để phân biệt có thể dùng nam châm. Inox 304 không hút nam châm còn inox 201 thì hút nhẹ.
Không có nhận xét nào