Tin vắn

Inox 201 và 430 có những đặc điểm nào khác nhau? Ứng dụng từng loại inox trên thị trường

 Thép không gỉ (SUS) hiện là một trong những vật liệu được ưa chuộng và ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó inox 201 và inox 304 hiện là 2 loại inox được sử dụng nhiều nhất.

Do nhu cầu sử dụng inox ngày càng tăng kèm theo có rất nhiều loại inox trên thị trường và điểm mạnh yếu của từng loại dẫn đến có rất nhiều thắc mắc chung về inox SUS 201 và inox 430 mà người dùng đang gặp phải, bài viết này inoxtrungthanh.vn sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về inox 201, 430 là gì? và những đặc tính của nó.

Các loại inox trên thị trường hiện nay có những ưu điểm gì?
Có rất nhiều loại inox được phát minh sáng chế ra trong lịch sử nhân loại nhưng chúng ta không cần thiết phải biết hết tất cả chỉ cần nắm vững 3 loại inox được sử dụng phổ biến trong việc sản xuất các thiết bị nhà bếp:

Inox 430
Đặc tính nổi bật nhất của inox 430 là tính nhiễm từ. Nên cách phân biệt đơn giản nhất là dùng nam châm để kiểm tra nếu bị hút đích thực là inox 430. Đây là loại inox có chất lượng thấp nhất trong các loại inox được sử dụng trong dân dụng. Độ bền và khả năng chống mài mòn oxy hóa thấp, do đó tuổi thọ của các sản phẩm làm từ inox 430 thường không cao. Giá thành chỉ bằng 3/4 nếu so với inox 201, bằng 1/2 nếu so với inox 304.

Inox 201
Là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất trong dân dụng. Chúng ta có thể bắt gặp trong các sản phẩm bàn, ghế inox, thau, chậu inox, ấm inox, bồn nước inox... Inox 201 được phát minh ra sau inox 430 và inox 304. Độ bền, khả năng chống mài mòn và giá cả nằm ở khoảng giữa inox 430 và inox 304. Tốt hơn 430 nhưng loại đứng sau 304. Trong quá trình sử dụng bạn phải chú ý đến việc bảo quản vệ sinh bề mặt sản phẩm, nếu không được bảo quản tốt vật liệu có thể xuất hiện những vết hoen gỉ nhỏ li ti trên bề mặt.

Inox 304
Là loại inox nắm giữ về mình nhiều cái "nhất": Tốt nhất, bền nhất, dẻo nhất, khả năng chống oxi hóa cao nhất, và đặc biệt là đắt nhất, không bảo giờ bị han rỉ. Inox 304 được sử dụng khá phổ biến trong các thiết bị y tế vì những đặc tính cao cấp của nó. Trong các sản phẩm dân dụng thì chúng ta có thể bắt gặp inox 304 trong các sản phẩm: bàn ghế inox, hộp inox, bồn nước inox, xoong nồi inox...


PHÂN BIỆT INOX 430 VÀ 201
Cũng giống như phân biệt inox 340 và 201 thì phân biệt inox 430 và 201 cũng dùng những cách sau đây:

+ Cách đầu tiên đó là so sánh về giá. Sản phẩm từ inox 430 có giá thành rẻ hơn so với inox 201
+ Inox 430 có độ nhiễm từ rất cao do đó bạn có thể sử dụng nam châm phân biệt 2 loại inox này. Mẫu thử nào bị nam châm hút nhiều hơn thì đó là 430 và ngược lại là inox 201.
+ Cách 3 bạn có thể dùng dung dịch axit để kiểm tra. Do inox 430 độ bền và chống rỉ sét thấp do đó mẫu thử thường bị dung dịch axít ăn mòn cao.
+ Ngoài ra bạn có thể đặt gia công inox tại những cở sở chuyên gia công inox uy tín để không bị lầm lẫn đáng tiếc.
 



Ưu điểm inox là gì?

Nhiệt độ làm việc
 

Thép không gỉ 201 cho phép sử dụng tất cả các kỹ thuật hàn thông thường & có thể làm việc tại nhiệt độ 1.149-1.232 ° C (2100-2250 ° F).

Bên cạnh đó, inox 430 có thể chống oxy tốt – lên đến 870°C (1598°F) trong trường hợp sử dụng liên tục bị đứt đoạn & lên đến 815°C (1499°F) khi sử dụng liên tục. Tuy nhiên, loại inox này sẽ trở nên giòn hơn khi dùng ở nhiệt độ phòng, nhất là khi bị nung nóng trong một thời gian dài ở nhiệt độ từ 400 - 600°C (752-1112°F). 

Do có cùng tính chất, inox 304 cũng cho khả năng chống oxy hóa tốt, chịu được nhiệt độ làm việc liên tục lên đến 925°C, cho độ bền cao nên thường sử dụng trong xây dựng – những nơi đòi hỏi cấu trúc & á suất chứa tầm nhiệt > 500°C & lên đến 800°C

Lưu ý: Đối với inox 304H, loại vật liệu này khá nhạy cảm với nhiệt độ từ 425 - 860°C, tuy không phải là vấn đề gì quá lớn trong các ứng dụng nhiệt độ cao nhưng nó phần nào ảnh hưởng đến khả năng chống ăn mòn của inox.

Khả năng chống ăn mòn 

Như so sánh thành phần hóa học của các loại inox ở trên, có thể thấy rằng hàm lượng chrom của inox 201 thấp hơn 304 tầm 2%, chính vì vậy khả năng tạo lớp màn “bảo vệ” của loại inox này sẽ bị hạn chế hơn so với inox 304. Trong một thí nghiệm về tính chất này, người ta phun nước muối nhiều giờ vào cả 2 loại inox kể trên thì khả năng chống rỗ bề mặt của thép không gỉ 201 (chỉ chứa khoảng 4% Niken) vẫn kém hơn đàn anh inox 304. Đây cũng là lý do người ta không chọn loại inox này sử dụng trong ngành hàng hải.

Ngược lại, dòng inox 430 lại sở hữu độ chống ăn mòn thuộc vào hàng xuất sắc (trong điều kiện kiểm soát chặt chẽ). Độ chống rõ bề mặt hay chống mòn rãnh của loại inox này khá giống với inox 304. Bên cạnh đó, inox 430F không có lưu huỳnh (gia công máy) sẽ chống mòn kém hơn loại không qua gia công máy.

INOX TRUNG THÀNH là cơ sở chuyên gia công inox uy tín tại TPHCM và Hà Nội. Khách hàng quan tâm xin mời liên hệ tổng đài để nhân viên tư vấn kịp thời nhất cho bạn. Mong rằng qua những chia sẻ hữu ích của chúng tôi bạn đã có thể Phân biệt inox 430 và 201 một cách dễ dàng.
HOTLINE: 0904627195 


Không có nhận xét nào